Thông tin đào tạo ngành Quản trị nhân lực
1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chính trị và pháp luật. Đồng thời, chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp từ cơ bản đến chuyên sâu về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động trong lĩnh vực quản trị nhân lực như phân tích công việc, tuyêt dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đãi ngộ. Sinh viên tốt nghiệp có nền tảng kiến thức để sáng tạo, đổi mới và phát triển bản thân, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và chịu trách nhiệm, có kỹ năng giao tiếp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra
Mã SO | Nội dung chuẩn đầu ra | Đối sánh với mục tiêu đào tạo cụ thể | |||
PEO1 | PEO2 | PEO3 | PEO4 | ||
SO1 | Vận dụng được kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, chính trị và pháp luật vào hoạt động quản trị nhân lực. | x | x | ||
SO2 | Vận dụng được các kiến thức chung về kinh tế, quản lý, và khoa học quản trị nhân lực cơ bản. | x | x | ||
SO3 | Phân tích được chức năng hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra trong quản trị nhân lực; | x | x | x | |
SO4 | Thực hiện và đánh giá được các hoạt động quản trị nhân lực như phân tích công việc, hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực. | x | x | ||
SO5 | Lập luận tư duy có tính hệ thống, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, giải quyết có tính sáng tạo các vấn đề liên quan đến quản trị nhân lực. | x | x | ||
SO6 | Đạt trình độ năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; có đủ năng lực công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu công việc về quản trị nhân lực. | x | x | ||
SO7 | Nhận thức và thực hiện tốt trách nhiệm nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức xã hội; | x | |||
SO8 | Có thể tự định hướng, bảo vệ quan điểm chuyên môn và tự chịu trách nhiệm trong công việc. | x | |||
SO9 | Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, đánh giá và cải tiến các hoạt động trong lĩnh vực quản trị nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn | x |
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có thể làm việc ở các bộ phận như sau:
- Bộ phận tổ chức – Nhân sự/Hành chính/Lao động của các tổ chức, doanh nghiệp;
- Bộ phận tổ chức, nhân sự, đào tạo tại các Bộ, Ngành, Tổng cục, Cục, Ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị, đoàn thể;
- Bộ phận phụ trách công tác lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp;
- Bộ phận Tổ chức nhân sự, tổ chức cán bộ của các cơ sở đào tạo;
- Bộ phận nghiên cứu về quản trị nhân lực tại các viện nghiên cứu;
- Bộ phận cung cấp các dịch vụ tư vấn về quản trị nhân lực của doanh nghiệp;
- Bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần về quản trị nhân lực tại các cơ sở đào tạo.
Các vị trí công tác/việc làm sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có thể đảm nhận:
- Chuyên viên, quản lý phụ trách hoạt động hành chính nhân sự tại các đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế;
- Chuyên viên, quản lý chuyên trách trong các lĩnh vực: Tuyển dụng, tiền lương - tiền công, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật, quy hoạch phát triển cán bộ nhân viên,...;
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm, viện nghiên cứu trên cả nước.
Copyright © 2024 Trường Kinh tế || School of Economics