Giới thiệu chương trình đào tạo Đại học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Mã số: 7510605)
1.Mục tiêu chung
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên thế giới, nhằm phát triển chiến lược giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và mang lại giá trị cho người tiêu dùng. Đây là ngành học liên quan tới chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu tỷ trọng đóng góp của ngành Dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Do đó, để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực, việc trú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực cho ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là rất cấp thiết.
Theo Dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030 nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp cho ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là 200.000 nhân sự. Ngoài ra, theo báo cáo logistics Việt Nam 2018 của Bộ Công Thương, nếu tính cả nhu cầu nhân lực logistics thuộc các cấp độ trong doanh nghiệp logistics và nhân lực logistics từ các doanh nghiệp sản xuất thì nhu cầu nhân lực logistics có thể lên đến 2,2 triệu người đến năm 2030. Song, tại Việt Nam hiện nay, quy mô đào tạo nhân lực logistics chính quy có thể được ước lượng: (1). Số người được học về Logistics là 10.003 người; (2). Số sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ năm 2018 là 1090 người. Do đó, có thể thấy nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics được đào tạo bài bản đang thiếu hụt trầm trọng.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Công Nghiệp Hà Nội được xây dựng bài bản với đa dạng các thành phần tham gia như đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo cục xuất nhập khẩu – Bộ Công thương,… sẽ góp phần giải bài toán nhân sự đang thiếu cả về số lượng và chất lượng cho ngành Logistics và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra
Mã SO | Nội dung chuẩn đầu ra | Đối sánh với mục tiêu đào tạo cụ thể | ||
PEO 1 | PEO 2 | PEO 3 | ||
SO 1 | Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học, công nghệ trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. | x | x | |
SO 2 | Giao tiếp hiệu quả trong các môi trường làm việc khác nhau. | x | ||
SO 3 | Tham gia hiệu quả vào các nhóm chuyên môn với vai trò thành viên và trưởng nhóm. | x | ||
SO 4 | Vận dụng các nguyên lý và học thuyết cơ bản về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh trong môi trường kinh doanh đa dạng và hội nhập quốc tế. | x | x | |
SO 5 | Vận dụng kiến thức chuyên ngành để nhận diện, phân tích và giải quyết các vấn đề trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. | x | x | |
SO 6 | Vận dụng kiến thức chuyên sâu nhằm quản lý, vận hành các hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong môi trường kinh doanh đa văn hóa và hội nhập quốc tế | x | x | |
SO 7 | Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi. | x | x | |
SO8 | Phát huy sự trung thực, trách nhiệm trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. | x |
3. Cơ hội việc làm
Ngay sau khi ra trường, cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm trách nhiều vị trí việc làm khác nhau, như:
Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể phát triển đủ năng lực tham gia đội ngũ quản lý như:
Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - một nghề nghiệp với tương lai rộng mở.
Copyright © 2024 Trường Kinh tế || School of Economics